Tây y

Tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng của thuốc Parocontin

Thuốc Parocontin có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm hiệu quả. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, do đó, tham khảo những thông tin về thuốc Parocontin trong bài viết dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

1. Thuốc Parocontin là gì?

Thuốc Parocontin thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ. Thuốc có thành phần chính là Paracetamol 325mg và Methocarbamol 400mg. 

Thành phần Methocarbamol được dùng như thuốc để ức chế hệ thần kinh trung ương đặc biệt là các nơron trung gian. Thành phần này có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương, giảm đau trung tâm, giảm cơn đau cấp tính và co thắt cơ. Methocarbamol gần như không có tác dụng phụ ở liều bình thường, không làm giảm dẫn truyền thần kinh, thần kinh cơ và không làm ảnh hưởng lên các neuron vận động.

thuốc parocontinThuốc Parocontin dùng để giảm đau, hạ sốt liên quan đến đau thắt cơ xương

Bên canh đó, Paracetamol là thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAID nhưng không có tác dụng chống viêm. Thành phần này có tác dụng điều trị chứng đau nhẹ và vừa, hiệu quả nhất là làm giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng. Ở liều điều trị Paracetamol ít tác động lên hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch, không gây kích ứng và không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Thuốc Parocontin với sự kết hợp giữa các thành phần Methocarbamol và Paracetamol nên có tác dụng ức chế thần kinh dẫn truyền cảm giác đau hoặc ức chế dẫn truyền cảm giác đau đến não trong các trường hợp đau liên quan đến co, thắt cơ – xương.

Bạn có thể mua thuốc Parocontin ở bất kỳ cơ sở kinh doanh nào, các quầy thuốc tư nhân lớn, nhỏ… Mỗi nơi sẽ định giá thuốc khác nhau. Giá thuốc Parocontin trên thị trường hiện nay dao động khoảng 120.000 đồng/ hộp. Tốt nhất bạn nên chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để đảm bảo về chất lượng và giá cả nhé.

2. Thuốc Parocontin có tác dụng gì?

Tác dụng thuốc Parocontin dùng để giảm đau, hạ sốt liên quan đến đau thắt cơ xương ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như:

  • Trường hợp người bệnh bị đau cấp tính và mãn tính do bong gân, căng cơ, viêm cơ, chấn thương hoặc hội chứng Whiplash.
  • Những người bị đau và co thắt liên quan đến vẹo cổ, viêm khớp, căng và bong gân, đau lưng dưới đã được xác định nguyên nhân và viêm túi nhờn Bursa.

Ngoài ra, thuốc Parocontin còn được chỉ định dùng trong một số trường hợp khác không được liệt kê trên đây, nhưng có thể được bác sĩ phê duyệt chỉ định. Trước khi dùng thuốc để điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chống chỉ định thuốc Parocontin trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với Methocarbamol, Paracetamol hay bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Người bệnh nhiều lần bị thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphate dehydro – genase.
  • Bệnh nhân đang bị hôn mê hoặc giai đoạn tiền hôn mê, tổn thương não, nhược cơ, tiền sử động kinh.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Parocontin

Cách sử dụng thuốc Parocontin

  • Thuốc Parocontin được chỉ định dùng theo đường uống. Do đó, người bệnh nên uống thuốc với nước lọc, đặc biệt không được uống với nước ngọt có gas, rượu, bia cà phê
  • Uống nguyên viên thuốc và không nên bẻ đôi, nghiền nát hoặc nhai thuốc trước khi nuốt
  • Thuốc Parocontin được dùng sau khi ăn no hoặc ăn chung với thức ăn để giảm thiểu tác hại với dạ dày.

Liều dùng thuốc Parocontin

  • Người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: uống 2 viên/lần x 4 lần/ngày. Cách 6 giờ uống 1 lần.
  • Liều tối đa 3 viên/lần x 4 lần/ngày trong các trường hợp nặng và chỉ nên sử dụng kéo dài từ 1 đến 3 ngày.
  • Liều khuyến nghị đối với Methocarbamol từ 3,2 g – 4,8 g/ngày. Paracetamol 2,6 g – 3,9 g/ngày.

Cách xử trí khi uống thuốc quá liều hoặc quên liều

  • Trong trường hợp bệnh nhân uống quá liều Parocontin: Hãy ngưng sử dụng thuốc đồng thời báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Trường hợp nghiêm trọng, người thân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
  • Trường hợp quên uống liều thuốc Parocontin: Người bệnh hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra. Lưu ý không được tự ý uống gấp đôi liều ở bất kỳ trường hợp nào.

thuốc parocontinNgười bệnh cần tuân thủ theo liều dùng chỉ định của bác sĩ

Xem thêm: Những thông tin cơ bản cần biết về thuốc Devodil

4. Tác dụng phụ của thuốc Parocontin

Thuốc Parocontin có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với người sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Một số tác dụng phụ thường xảy ra như: buồn nôn, nôn, biếng ăn, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, bồn chồn, lo âu, run, hoa mắt, sốt, đau đầu, co giật.
  • Các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra như: ngứa, phát ban trên da, nổi mày đay, phù mạch, viêm kết mạc, sung huyết mũi, mất bạch cầu hạt, bệnh thiếu máu tan huyết.

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà tác dụng phụ xảy ra có thể không giống nhau. Nếu gặp phải những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để có phương pháp xử lý phù hợp

5. Tương tác của thuốc Parocontin 

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc xảy ra một số tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả các loại thuốc người bệnh đang sử dụng bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê toa, vitamin, khoáng chất, các sản phẩm thảo dược… Các hoạt chất trong thuốc Parocontin có thể xảy ra những tương tác sau:

  • Thành phần Methocarbamol trong thuốc khi kết hợp với rượu, thức uống chứa cồn sẽ gây ức chế thần kinh trung ương khác gây tăng tác dụng thuốc ức chế thần kinh.
  • Không nên dùng chung Paracetamol với thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương khác, thuốc chống động kinh (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid, thuốc ngủ, thuốc kháng Histamin, thuốc ức chế thần kinh cơ khác… bởi có thể gia tăng tác dụng lên thần kinh.
  • Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc có hoạt chất Pyridostigmine nên lưu ý chất Methocarbamol có thể gây ra tình trạng chán ăn, nhược cơ.

Muốn biết thêm thông tin về sử dụng thuốc, xin hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tương tác thuốc xảy ra.

6. Thận trọng khi dùng thuốc Parocontin

Để sử dụng thuốc Parocontin để điều trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Thận trọng khi dùng thuốc Parocontin cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Không dùng thuốc quá liều được bác sĩ chỉ định.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần cân nhắc sử dụng Parocontin do thuốc chưa được nghiên cứu về mức độ an toàn ở các đối tượng này.
  • Những người lái xe hoặc vận hành các loại máy móc nên cân nhắc sử dụng thuốc do thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mất tập trung…
  • Người nghiện rượu khi dùng thuốc Parocontin cần phải có sự theo dõi của bác sĩ bởi thuốc khi kết hợp rượu có thể gây nên tổn thương gan.
  • Bệnh nhân bị suy gan hoặc thận, mắc bệnh tim phổi, thiếu máu thì cần phải tránh khi dùng thuốc kéo dài.
  • Người bị hen, dị ứng với acid acetylsalicylic không nên dùng thuốc Parocontin.
  • Thuốc còn chứa Glycerol có thể gây đau đầu và rối loạn đường tiêu hóa.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

7. Cách bảo quản thuốc Parocontin 

Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau, vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.

  • Thuốc Parocontin cần được bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C. Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có độ ẩm cao và đặc biệt không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh. 
  • Cách cất giữ mỗi loại thuốc khác nhau, hãy tham khảo thêm thông tin có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Tốt nhất nên chuẩn bị một tủ gỗ chuyên để đựng thuốc, đặt cách mặt đất tầm 1,5m tránh trẻ em hoặc thú nuôi.
  • Không được vứt thuốc Parocontin bừa bãi dưới ống dẫn nước hay ngoài đường, cần thu gom lại để tiêu hủy an toàn, tránh ô nhiễm môi trường nước, không khí.

Trên đây là một số thông tin các bạn cần nắm rõ trước khi sử dụng thuốc thuốc Parocontin, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất.

Tổng hợp

Rate this post