Giáo dục

Thực trạng ngành Y Tế Việt Nam hiện nay

Ngành Y tế Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức để đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Vậy thực trạng ngành Y tế Việt Nam ra sao? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn.

Tóm tắt nội dung

Thực trạng ngành Y tế Việt Nam

Cơ hội phát triển của nền Y tế Việt Nam

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó sẽ là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân  ngày càng cao. Đây cũng chính là cơ hội và thách thức đối với ngành Y tế Việt Nam hiện nay.

Mạng lưới ngành Y tế phát triển rộng khắp cả nước

Trong những năm gần đây đã xây dựng được nhiều những trung tâm y tế cơ sở và ngày càng chú trọng xây dựng ở những thành phố lớn như Thừa Thiên Huế, Hà Nội, TPHCM… và từng bước mở rộng hơn các chuyên khoa đầu ngành và từ đó chuyển giao những kỹ thuật ở tuyến dưới cơ sở.

Cả nước đã có hơn 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, hơn 11.100 trạm y tế xã, phường, thị trấn và óc khoảng 60% trạm y tế đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã trong giai đoạn từ 2015 – 2025, 100% những trạm y tế hoặc có các phòng khám đa khoa khu vực liên xã, 96% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi và hơn 95% số thôn bản có nhân viên y tế thôn, 87,5% số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc (bao gồm cả bác sĩ làm việc lâu dài và bác sĩ tuyến trên luân phiên về làm việc hai, ba ngày trong tuần); …

Ngoài ra mạng lưới, khám chữa bệnh từ tuyến Trung ương đến địa phương các xã có hơn 1400 bệnh viện, 180.000 giường bệnh, hằng năm có khoảng 2 triệu ca phẫu thuật phức tạp hàng năm khám và điều trị ngoại trú cho 120.000 lượt người bệnh, điều trị cho hơn 10 triệu lượt người, thực hiện hàng triệu thủ thuật cho người bệnh.

thuc-trang-nganh-y-te-viet-nam-hien-nay
Thực trạng ngành Y tế Việt Nam

>> Xem thêm: Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược tại TPHCM

Thiết bị kỹ thuật công nghệ cao

Việc xây dựng cơ sở vật chất ở hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế, trang thiết bị hiện đại cũng rất được chú trọng đầu tư và trang bị.

Hiện nay tại Việt Nam nền y học đã làm chủ được nhiều kỹ thuật như kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ nha khoa, thụ tinh trong ống nghiệm, ghép các bộ phận của cơ thể như gan, thận, tim, chữa khớp, mổ nội soi, điều trị đột quỵ, phẫu thuật mắt… Nhờ vào nhiều sự phát triển về khoa học kỹ thuật hiện đại nên đã thu hút được số lượng lớn những người từ nước khác đến để điều trị tại Việt Nam.

Nước ta cũng là một trong số các quốc gia làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin như: vắc xin cúm mùa 3 type được sản xuất và đủ điều kiện để thương mại hóa, đồng thời ứng dụng được coolng nghệ sinh học, sàng lọc và chẩn đoán từ đó phát hiện sớm những tác nhân và gây ra tình trạng sốt xuất huyết, sởi…. từ đó làm tiền đề để kiểm soát được tình trạng dịch bệnh bùng phát.

Ở lĩnh vực sản khoa, kỹ thuật can thiệp bào thai đang là một trong những kỹ thuật cao nhất và hiện đại ở nền y học bào thai hiện nay.

Theo xu thế của cuộc cách mạng 4.0 và công nghệ y khoa thế giới thì ngành Y tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu thế đó bằng cách triển khai những hoạt động ứng dụng, phát triển y tế thông minh. Như vậy sẽ góp phần hiện đại hóa được các dịch vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Cùng với đó là việc thực hiện những dự án khác nhằm đưa Việt Nam dần trở thành nền công nghiệp y tế, từ đó thu hút ngày càng nhiều những người nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài và người Việt Nam có thu nhập cao để khám và chữa bệnh chất lượng cao ở Việt Nam.

Trên thực tế hiện nay để thực hiện đẩy mạnh phong trào đổi mới thái độ hướng đến sự hài lòng của người bệnh thì Bộ Y tế đã và đang thực hiện những chính sách lớn về y tế của Việt Nam.

Thách thức của nền Y tế Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội phát triển của nền y tế thì ngành Y tế Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức như:

Hiện nay đưa ra thống kê nguồn nhân lực về ngành Y tế có cả nước khoảng 345.000 nhân viên y tế trong số đó thì lượng bác sĩ là trên 55 nghìn người, điều này tương ứng với tỉ lệ 7,2 bác sĩ/ 1 vạn dân. Bên cạnh đó số y tá và hộ lý là 105 nghìn người, tương ứng 13 y tá, hộ lý/ 1 vạn dân. Chính những con số này đang thể hiện sự thiếu hụt nhân sự làm việc trong khối ngành Khoa học Sức khỏe của Việt Nam trong những năm gần đây.

Ngoài ra có thể kể đến số lượng các bác sĩ, nhân viên y tá có trình độ chuyên môn cao cũng chưa nhiều. Trong tổng số lượng thì các cán bộ y tế có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm đến ½ tổng số cán bộ. Cán bộ y tế có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm khoảng 10%. Các cán bộ y tế có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng số cán bộ.

Trong số lượng nguồn nhân lực ngành y tế Việt Nam thì có một bộ phận nhân sự không đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn để hành nghề, tuy nhiên họ vẫn đang tham gia vào các công việc ngành Y tế nên có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Chính điều này làm ảnh hưởng đến lòng tin của mọi người vào những người khác làm trong ngành Y.

Tình trạng thiếu nguồn nhân lực được nhận thấy rõ rệt Ở các vùng sâu, vùng xa, các bệnh viện tuyến dưới ở địa phương đang rơi vào tình trạng bị thiếu hụt nguồn nhân lực do sự phân bố cán  bộ y tế không đồng đều  và do sự chênh lệch về điều kiện làm việc, sự khác biệt về thu nhập.

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về “thực trạng ngành Y tế Việt Nam hiện nay”. Từ đó thí sinh sẽ đưa ra được định hướng phù hợp với bản thân trong tương lai. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để cập nhật thêm nhiều thông tin hướng nghiệp hữu ích khác.

Rate this post