Tây y

Thuốc Loratadin 5mg là thuốc gì? Cách xử lý khi uống quá liều

Thuốc Loratadine 5mg là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và các trường hợp dị ứng da gây ngứa, nổi mề đay. Vậy Loratadine 5mg uống như thế nào? Cách xử lý khi quá liều ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

Thuốc Loratadin 5mg là thuốc gì

Loratadin là thuốc kháng Histamin 3 vòng có tác dụng nhanh và kéo dài. Thuốc được bào chế thành 2 dạng: loratadin 10mg và loratadin 5mg. Tùy vào nhu cầu sử dụng và tình trạng bệnh mà bác sĩ kê đơn loại thuốc phù hợp với thể trạng bệnh nhân.

Thuốc loratadin không phân bố vào não nên không có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương, có nghĩa thuốc hoàn toàn không gây buồn ngủ. Bên cạnh đó, thuốc ngăn chặn sự phóng thích Histamin nên có tác dụng thuyên giảm triệu chứng viêm mũi viêm kết mạc dị ứng, chống ngứa và nổi mày đay….hiệu quả.

Loratadin cũng được chứng minh có thể phối hợp với glucocorticoid dạng xông hít, hay phối hợp với pseudoephedrin chữa dứt điểm ngạt mũi hiệu quả chỉ sau vài lần dùng. Thuốc hấp thu nhanh sau khi uống, thuốc chuyển hóa nhiều khi qua gan thành chất có hoạt tính là Descarboethoxyloratadin. Nhờ đó, hiệu quả thuốc đạt nồng độ đỉnh Loratadin sau khi uống 1,5 giờ và Descarboethoxyloratadin sau khi uống 3,7 giờ.

Thuoc-loratadine-spm-5mg-co-tac-dung-gi
Thuốc loratadine spm 5mg có tác dụng gì

Xem thêm: Thuốc loratadin 10mg

Loratadin liên kết nhiều với protein huyết tương (97%), thời gian bán thải của Loratadin và Descarboethoxyloratadin tương ứng là 17 giờ và 19 giờ.

Cách dùng – Liều dùng Loratadine 5mg

Cách dùng: Đăt viên thuốc lên lưỡi, thuốc tự tan sau 1 – 2 phút, không cần uống với nước.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng 2 viên nén tan rã trong miệng (2 viên 5mg/lần, dùng 1 lần/ ngày

Trẻ em 2-12 tuổi:

  • Cân nặng > 30 kg:  2 viên 5mg loratadine/1 lần/ ngày 
  • Cân nặng < 30 kg: 1 viên 5mg loratadine/1 lần/ ngày 

An toàn và hiệu quả khi dùng loratadine cho trẻ em dưới 2 tuổi chưa được xác định.

Người bị suy gan hoặc suy thận (độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút), dùng liều ban đầu là 2 viên nén tan rã nhanh trong miệng (2x5mg loratadine/ lần) cứ 2 ngày 1 lần.

Tác dụng phụ của thuốc Loratadine

  • Thường gặp:
    • Thần kinh: Đau đầu.
    • Tiêu hóa: Khô miệng.
  • Ít gặp:
    • Thần kinh: Chóng mặt.
    • Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi.
    • Khác: Viêm kết mạc.
  • Hiếm gặp:
    • Thần kinh: Trầm cảm.
    • Tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực.
    • Tiêu hóa: Buồn nôn.
    • Chuyển hóa: Chức năng gan bất thường, kinh nguyệt không đều.
    • Khác: Ngoại ban, nổi mề đay và choáng phản vệ.

Tương tác thuốc

Gia-thuoc-loratadin-5mg-bao-nhieu
Giá thuốc loratadin 5mg bao nhiêu

Xem thêm: Loratadin là thuốc gì

  • Điều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%.
  • Điều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần.
  • Điều trị đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương.

Quá liều và cách xử trí

Ở người lớn, khi uống quá liều viên nén loratadin (40 – 180 mg), có thể xảy ra những biểu hiện như: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. ở trẻ em có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực khi uống siro quá liều (vượt 10 mg).

Ðiều trị quá liều loratadin thường là điều trị triệu chứng, hỗ trợ, và duy trì chừng nào còn cần thiết. Trường hợp quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin.

Trường hợp gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.

Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.

Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc và chữa bệnh phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và người có chuyên môn!

Rate this post