Sức khỏe

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc K Cort tiêm sẹo lồi

Sẹo lồi là tình trạng xảy ra ở nhiều người do tăng sinh quá thừa collagen da lành tính của mô với tổn thương. Thuốc K Cort tiêm sẹo lồi đang là cách nhiều người sử dụng để tiêm sẹo nhưng trước khi sử dụng bạn nên lưu ý đọc kỹ hướng dẫn hoặc có chỉ định của bác sĩ.

Tóm tắt nội dung

Điều trị sẹo lồi (k cort) là gì?

Tiêm thuốc K Cort được xem như một trong những phương pháp điều trị đang được ưa chuộng hiện nay. Thuốc K Cort dụng để trị sẹo lồi bằng việc sử dụng corticoid có những ưu và nhược điểm. Sẹo lồi thường ngứa, đau, không tự giảm mà sẽ có xu hướng phát triển trở lại sau khi xóa đi nên gây mất thẩm mỹ.

Điều trị sẹo lồi k – cort được xem là giải pháp tối ưu cho nỗi lo về sẹo lồi không trị dứt điểm. Sẹo lồi nhô lên cao hơn so với bề mặt da ở xung quanh, do sự tăng sinh quá mức của collagen cùng với sự tăng sinh không đồng đều của các mô sẽ hình thành nên sẹo lồi.

Điều trị sẹo lồi bằng thuốc K cort là phương pháp điều trị sẹo sử dụng công nghệ tiêm tan sẹo bằng thuốc.

thuoc-k-cort
Thuốc K Cort là giải pháp tối ưu cho nỗi lo về sẹo lồi

Xem thêm: Thuốc hồng âm tiêu viêm có tốt không?

Ưu điểm điều trị sẹo lồi bằng thuốc k cort

Thuốc K-cort có hoạt chất chính là Triamcinolone Acetonide sẽ tác động làm tan các mô sẹo và giúp da căng mịn hơn. Sử dụng thuốc này không phẫu thuật, không gây xâm lấn nên hạn chế tổn thương cho cơ thể.

Công nghệ tiêm tan sẹo bằng K-cort với hoạt chất TA tác động làm tan đặc trị lên đến 90% sau 1 liệu trình điều trị. Thuốc K-cort đã được Cục dược phẩm kiểm nghiệm độ an toàn và cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Nhược điểm của phương pháp tiêm sẹo lồi bằng thuốc k cort

Ngoài những ưu điểm vượt trội của phương pháp tiêm trị sẹo lồi bằng thuốc k cort thì phương pháp này cũng có một số nhược điểm có hại cho sức khỏe và da của người sử dụng.

Phương pháp tiêm bằng thuốc k cort trị sẹo lồi có gây ra các tác dụng phụ tại chỗ như bào mòn da, rối loạn sắc tố da, gây giãn da, teo da. Vùng da sau tiêm bằng thuốc k cort có thể trắng hơn hoặc sạm màu hơn với vùng da xung quanh chỗ sẹo.

Phương pháp tiêm bằng thuốc k cort điều trị sẹo lồi còn gây ra các tác dụng phụ toàn thân suy tuyến thượng thận, xuất huyết đường tiêu hoá, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày- tá tràng hội chứng Cushing.

Một số triệu chứng cần đặc biệt chú ý sau khi tiêm bằng thuốc k cort như tăng cân quá mức, trầm cảm, tình trạng vô kinh ở nữ giới.

Ngoài ra, còn có thêm một số tác dụng phụ khác khi tiêm bằng thuốc k cort như bị lở loét, giãn mạch, xuất hiện mụn trứng cá nhiều hơn, hoại tử tại vùng da được tiêm corticoid.

Có thể khiến cho biến chứng toàn thân nghiêm trọng cho trẻ em khi tiêm corticoid vô tình tích lũy trong vùng da bình thường không có sẹo. Người dùng thuốc có thể cảm thấy đau khi thực hiện tiêm bằng thuốc k cort.

Tác dụng của thuốc tiêm K cort

Chỉ định

Thuốc K-cort được chỉ định trong trường hợp:

  • Điều trị sẹo lồi
  • Điều trị các bệnh viêm da toàn thân, viêm đa cơ.
  • Thuốc K-cort điều trị cách bệnh lý về da bệnh vẩy nến thể nặng, sẹo lồi, liken phẳng, da nổi nhiều ban đỏ, mức độ nặng
  • Điều trị các bệnh lý xương khớp viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp dạng thấp.
  • Người bệnh điều trị tình trạng sẹo lồi từ nhẹ đến nặng
  • Người bệnh đã điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhưng không hiệu quả

Chống chỉ định

Không dùng thuốc K-cort trong trường hợp:

  • Nhiễm siêu vi hoặc nhiễm lao
  • Người quá mẫn cảm với Triamcinolone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Một số đối tượng không được sử dụng K-cort bao gồm nhiễm nấm toàn thân
  • Có bệnh do virus như: Herpes, zona, viêm gan cấp, đái tháo đường.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
thuoc-k-cort
Không nên sử dụng thuốc K-cort cho phụ nữ có thai

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc D.E.P trị ghẻ ngứa

Những lưu ý khi sử dụng thuốc K-cort

Thận trọng khi sử dụng thuốc K-cort cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ loét dạ dày, loét đại tràng.
  • Suy tim sung huyết
  • Thận trọng với bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp
  • Theo dõi khi điều trị với người có nguy cơ bị tắc khối mạch
  • Theo dõi với bệnh nhân có nguy cơ sung huyết tim, suy tim
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối
  • Thận trọng khi điêu trị cho bệnh nhân suy thận, đái tháo đường
  • Nhiễm trùng đề kháng thuốc kháng sinh
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Tác dụng phụ thuốc K – cort

  • Thuốc K – cort có thể hạ kali trong máu
  • Gây rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày
  • Teo tuyến nội tiết ở thượng thận
  • Thuốc K-cort có nhiều tác dụng phụ hội chứng Cushing,
  • Rối loạn tiêu hóa, viêm loét, thủng dạ dày
  • Tăng huyết áp do giữ muối

Những thông tin trong bài viết về thuốc K-cort tuy nhiên người dùng nên sử dụng theo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Rate this post