Tin tức

Penicillin là thuốc gì? Cách sử dụng ra sao cho hiệu quả?

Penicillin là thuốc gì? Cách sử dụng ra sao cho hiệu quả? Là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu thuốc này. Tuy nhiên thì trước khi sử dụng bạn phải nắm được các thông tin về thuốc. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có đủ thông tin cần thiết cho mình.

Tóm tắt nội dung

Penicillin là thuốc gì?

Thuốc Penicillin được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm gây hại, virus. Ngoài ra, thuốc Penicillin còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại.

Những thông tin cần thiết về thuốc Penicillin

Tên hoạt chất: Penicillin

Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn

Dạng bào chế: Thuốc tiêm, viên nang, viên nén

Penicillin là loại thuốc chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh Penicillin là một nhóm kháng sinh bao gồm Penicillin Benzathine, Penicillin G, Penicillin V, Penaine Penicillin.

Thuốc kháng sinh Penicillin thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Phòng ngừa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, chống vi khuẩn
  • Điều trị bệnh giang mai, lậu, ghẻ
  • Điều trị các bệnh lý về xương khớp cấp tính
  • Điều vị viêm phổi
  • Điều trị nhiễm trùng máu
  • Điều vị viêm màng não

Thuốc Penicillin được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén và thuốc tiêm. Có hoạt chất chính là Penicillin và một số thành phần khác.

thuoc-penicillin-tri-cac-benh-ly-ve-xuong-khop-cap-tinh

Thuốc Penicillin trị các bệnh lý về xương khớp cấp tính

Không sử dụng thuốc Penicillin cho các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc
  • Rối loạn đông máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Bệnh hen suyễn
  • Bệnh thận
  • Có tiền sử dị ứng thuốc kháng sinh
  • Có tiền sử tiêu chảy cho dùng các loại thuốc kháng sinh
  • Các đối tượng khác có ý định sử dụng thuốc tốt nhất nên hỏi ý kiếm từ bác sĩ hoặc các dược sĩ chuyên môn
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định

Chống chỉ định dùng thuốc Penicillin

Không dùng thuốc Penicillin trong các trường hợp dưới đây:

  • Những người bị dị ứng hoặc quá mẫn với Penicillin hoặc bị quá mẫn với Cephalosporin.
  • Người bị rối loạn tiêu hoá.
  • Người bị suy gan, suy thận nặng.
  • Thuốc cũng chống chỉ định với phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú. Thận trọng khi quyết định dùng thuốc Penicillin bởi thuốc qua được nhau thai và có vào sữa mẹ
  • Nếu bạn đang dự định có bầu thì nên trò chuyện với bác sĩ để chỉ định đơn thuốc thích hợp.

Dược lý, cơ chế hoạt động

Dược lý

Penicillin gây ra các ức chế hoạt động của các enzyme cần thiết trong thành tế bào vi khuẩn. Thuốc có liên kết với các protein liên kết với penicillin với vong beta-lactam. Làm cho thành tế bào suy yếu. Khi nước không kiểm soát được chảy vào tế bào vì không duy trì được độ thẩm thấu chính xác. Sẽ dẫn đến việc ly giải tế bào và tử vong.

Một số Penicillin được sửa đổi hoặc dùng cùng với các loại thuốc khác để chống lại vi khuẩn kháng sinh. Hoặc ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Sử dụng axit clavulanic hoặc tazobactam, chất ức chế beta-lactamase. Cùng với penicillin cho hoạt động của penicillin chống lại vi khuẩn sản xuất beta-lactamase. Ngoài ra, flucloxacillin là một loại penicillin biến đổi có hoạt tính chống lại vi khuẩn sản xuất beta-lactamase

Dược động học

Penicillin có liên kết protein thấp trong huyết tương, tùy thược vào từng loại mà khả dụng sinh học của Penicillin sẽ khác nhau.

Thuốc Penicillin gồm những loại nào?

Penicillin còn có tên gọi khác là Benzylpenicillin. Đây là một loại kháng sinh thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng. Chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

Hiện nay có 2 loại Penicillin phổ biến là Penicillin G và Penicillin V.Penicillin G là kháng sinh nhóm beta – lactam, là một Penicillin tự nhiên thu được từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium chrysogenum.

Penicillin G: dùng để tiêm và chủ yếu là tiêm bắp.

Penicillin V: là Penicillin tương tự của Benzylpenicillin có tác dụng theo đường uống

Penicillin G có khả dụng sinh học thấp, khoảng 30%.

Penicillin V có khả năng sinh học cao hơn, khoảng 60 – 70%.

Thời gian bán hủy của Penicillin ngắn và được bài tiết chủ yếu qua thận.

Penicillin phân bố nhanh và rộng với nồng độ khác nhau trong các mô và dịch cơ thể. Khoảng 60% thuốc Penicillin gắn với protein huyết tương. Thuốc qua hàng rào máu não rất kém ở người bình thường nhưng khi màng não bị viêm thì thuốc xâm nhập tốt hơn.

>>Bạn nên xem: Thuốc Metronidazol thuộc nhóm kháng sinh nào?

Liều dùng của thuốc Penicillin

Đối với mỗi dạng thuốc bác sĩ chỉ định có cách sử dụng khác nhau để thuốc phát huy đúng tác dụng.

Nếu là thuốc viên nén bạn nên bỏ nguyên một viên thuốc vào miệng và uống nước. Dạng thuốc tiêm thì cần phải được thực hiện bởi bác sĩ, y tá có tay nghề. Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người lớn tuổi, phải có người kiểm soát. Và xử lý kịp thời những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Liều lượng thuốc Penicillin

Liều lượng thuốc Penicillin khác nhau tùy vào độ tuổi và tình trạng bệnh ở mỗi người. Với trẻ em liều dùng Penicillin còn phụ thuộc vào cân nặng.

lieu-dung-thuoc-penicillin-theo-chi-dinh-cua-duoc-si

Liều dùng thuốc Penicillin theo chỉ định của dược sĩ

Liều dùng thuốc Penicillin cho người lớn

Điều trị nhiễm trùng vi khuẩn:

  • Mỗi ngày dùng 125 – 500 mg, mỗi liều nên cách nhau khoảng từ 6 – 8 giờ.
  • Người bệnh có thể kết hợp với thuốc Penicillin G dạng tiêm

Điều trị nhiễm trùng liên cầu khuẩn:

  • Mỗi lần dùng 125 – 250 mg, các liều nên cách nhau là 6 – 8 giờ.
  • Thời gian sử dụng tối đa 10 ngày

Điều trị tình trạng nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

  • Mỗi lần dùng 250 – 500 mg, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.
  • Điều trị bệnh sốt thấp khớp:
  • Mỗi lần dùng 125 – 250 mg. Tối đa uống 2 lần mỗi ngày.

Điều trị amidan và viêm họng:

  • Mỗi lần dùng 500 mg, có thể dùng 2 – 3 lần/ ngày
  • Duy trì tối đa 10 ngày.

Điều trị bệnh viêm tai giữa:

  • Bệnh viêm tai giữa nhẹ và trung bình. Mỗi liều dùng 125 – 250 mg, các liều cách nhau 6 – 8 giờ. Duy trì trong tối đa 10 ngày.
  • Bệnh viêm tai giữa nhẹ đến trung bình nghiêm trọng. Mỗi lần sẽ dùng 250 – 500 mg. Cách nhau 6 tiếng.

Điều trị viêm nội tâm mạc do vi khuẩn gây nên:

  • Dùng 1 liều 2 g uống trước khi làm thủ thuật khoảng 1 tiếng
  • Dùng 1 liều 1 g sau khi làm thủ thuật khoảng 6 tiếng.

Điều trị nhiễm trùng khớp:

  • Mỗi liều dùng 500 mg, mỗi ngày dùng 2 – 4 lần.

Liều dùng thuốc Penicillin  cho trẻ em

Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn:

  • Với trẻ em từ 1 tháng – 12 tuổi. Mỗi ngày dùng 25 – 75 mg/ kg, chia đều 3 – 4 lần để sử dụng. Tối đa mỗi ngày 2 g.
  • Với trẻ em trên 12 tuổi. Mỗi lần dùng 125 – 500 mg. Hai liều cách nhau 6 – 8 tiếng.

Điều trị nhiễm trùng liên cầu khuẩn:

  • Dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên
  • Trường hợp nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Mỗi lần dùng 125 – 250 mg cách nhau 6 – 8 giờ, duy trì tối đa 10 ngày.
  • Trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ đến trung bình nghiêm trọng. Mỗi lần dùng 250 – 500 mg cách nhau 6 giờ.

Điều trị nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

  • Dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.Mỗi lần dùng 250 – 500 mg, cách nhau 6 – 8 tiếng.

Điều trị  sốt thấp khớp:

  • Với trẻ em trên 12 tuổi. Mỗi lần dùng 125 – 250 mg, chia đều 2 liều mỗi ngày.

Điều trị viêm họng và viêm amidan:

  • Trẻ em có cân nặng dưới 27 kg. Mỗi lần 250 mg, các liều cách nhau 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em có cân nặng trên 27 tuổi. Mỗi lần dùng 500 mg, các liều cách nhau 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: 2 g/ ngày.
  • Duy trì tối đa 10 ngày.

Liều lượng sử dụng đối với thuốc Penicillin G (thuốc dạng tiêm)

  • Người lớn: Sử dụng 2,4 MIU/ lần.
  • Trẻ em: Sử dụng 0,6 – 1,2 MIU/ lần.

Liều dùng chữa bệnh do xoắn khuẩn:

  • Sử dụng 2,4 MIU mỗi 8 ngày.

Liều dùng thuốc Penicillin được nêu trên đây do dược sĩ sĩ tây y của lenduong chia sẻ. Tuy nhiên các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của các bác sĩ. Do vậy để an toàn nhất, người bệnh nên đi khám. Thực hiện liều dùng theo chỉ định của các bác sĩ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Penicillin

Trong thời gian điều trị bằng phương pháp dùng thuốc Penicillin. Bệnh nhân cần chú ý một số điểm dưới đây:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Penicillin cho các đối tượng bị rối loạn máu đông
  • Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng. Hoặc các đối tượng bị mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc.
  • Penicillin có thể gây tiêu chảy hoặc đi ngoài có máu
  • Khi có nhu cầu sử dụng thuốc Penicillin để tránh thai. Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn có nhu cầu
  • Thuốc Penicillin có tác dụng tránh thai kém hiệu quả.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Penicillin cho các đối tượng rối loại chức năng thận
  • Những người có tiền sử tiêu chảy do các loại thuốc kháng sinh khác.
  • Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và việc dùng thuốc
  • Thường xuyên kiểm tra chức năng thận và gan.
  • Huyết áp cao
  • Xơ nang
  • Bệnh thận
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
  • Bệnh phenylceton niệu
  • Đau bụng, bệnh đường ruột, có tiền sử mắc bệnh về dạ dày hoặc bệnh đường ruột;

Tác dụng phụ của thuốc Penicillin

Sử dụng thuốc thường bị các tác dụng phụ phổ hay gặp như:

  • Đau đầu
  • Sưng lưỡi
  • Tưa miệng
  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Ngứa âm đạo
  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Đi tiểu ít hoặc bị ứ
  • Phát ban da, ngứa, bong tróc
  • Thay đổi hành vi, tâm trạng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Tiêu chảy ở dạng lỏng hoặc đi ngoài có máu
  • Co giật
  • Sốc phản ứng
  • Giảm tiểu cầu

Chắc hẳn qua bài viết bạn đã rõ hơn thuốc Penicillin là thuốc gì?. Nếu dụng gặp phải các triệu chứng tác dụng nghiêm trọng. Bệnh nhân nên ngừng sử dụng huốc và báo cho bác sĩ để có cách xử ký kịp thời. Cùng tìm hiểu bài sau sẽ đề cập đến amoxicillin là thuốc gì, cách sử dụng hiệu quả nhất.

Rate this post