Tây y

Loratadin là thuốc gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào cho an toàn

Loratadin là thuốc gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào cho an toàn? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết sau.

Tóm tắt nội dung

Loratadin là thuốc gì

Thành phần: Loratadin 10mg, tá dược vừa đủ 1 viên nén.

Dạng bào chế của thuốc: Viên nén, viên ngậm và siro

Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên – Hộp 3 vỉ.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Loratadin là thuốc kháng Histamin 3 vòng, hiệu quả tác dụng nhanh và kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H ngoại biên. Thuốc Loratadin không phân bố vào não do đó không có tác dụng an thần, không gây buồn ngủ khi được dùng với liều dùng thông thường.

Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, đồng thời chống ngứa, nổi mề đay.

Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng thuốc Loratadin

Cách sử dụng thuốc

Thuoc-loratadin-co-tac-dung-gi
Thuốc loratadin có tác dụng gì

Xem thêm: Thuốc Parocontin là thuốc gì?

Thuốc Loratadin có thể uống trực tiếp bằng đường miệng. Nếu sử dụng thuốc dạng viên nhai, trước khi nuốt phải nhai thật kỹ. Có thể uống thuốc Loratadin trong và ngoài bữa ăn.

Dựa vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác, bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng thích hợp bệnh nhân không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.

Liều dùng

Đối với người lớn: Mỗi ngày 1 lần dùng 10mg thuốc Loratadin.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Mỗi ngày 1 lần dùng 5ng thuốc Loratadin, nên sử dụng dạng siro.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi ngày 1 lần sử dụng 10mg thuốc Loratadin, sử dụng dạng viên nang, viên nén hoặc viên nén phân hủy.

Tác dụng phụ của thuốc Loratadin

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc loratadin, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Cụ thể:

  • Phát ban, ngứa
  • Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, cánh tay, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân
  • Khàn tiếng
  • Khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc
  • Mệt mỏi, yếu đuối
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Khô miệng, đau họng
  • Mắt đỏ hoặc ngứa
  • Chảy máu mũi

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên hoặc có những phản ứng không mong muốn chưa được ghi nhận. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Các biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc Loratadin

Thuoc-loratadin-co-dung-duoc-cho-ba-bau
Thuốc loratadin có dùng được cho bà bầu

Xem thêm: Thuốc midantin là thuốc gì?

Trước khi dùng loratadin, thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng dị ứng loratadin, desloratadine hoặc bất kỳ bệnh lý dị ứng nào khác trước đây. Thuốc loratadin có thể chứa các thành phần tá dược có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề không mong muốn khác. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc loratadin khi chưa có chỉ định của bác sĩ nếu đang mắc các bệnh như bệnh thận hoặc gan.

Thuốc loratadin thường ít có tác dụng phụ buồn ngủ khi dùng ở liều khuyến cáo so với các thuốc kháng histamin khác. Tuy nhiên, không lái xe, điều khiển máy móc hoặc làm những việc đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi bạn chắc chắn rằng mình có thể thực hiện các hoạt động đó một cách an toàn.

Đối với người sử dụng nổi mề đay được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc dị ứng loratadin hoặc trường hợp người sử dụng đang cân nhắc sử dụng thuốc này để điều trị phát ban, trao đổi với bác sĩ ngay lập tức nếu có ít nhất một trong những dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng sau:

  • Mề đay có màu sắc bất thường;
  • Phát ban cạnh thâm tím hoặc phồng rộp;
  • Phát ban không kèm ngứa.

Thuốc dị ứng loratadin dạng dung dịch hoặc viên nhai có thể chứa đường hoặc aspartame. Do đó, những bệnh nhân bị đái tháo đường, phenylceton niệu (PKU) hoặc các bệnh lý cần hạn chế và tránh những chất này trong chế độ ăn uống cần thận trọng trước khi sử dụng.

Người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là buồn ngủ hoặc lú lẫn. Những tác dụng không mong muốn trên có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, chỉ sử dụng thuốc dị ứng loratadin khi lợi ích nó mang lại vượt trội so với những rủi ro hoặc tác dụng phụ không mong muốn.

Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, hy vọng bạn đã nắm được loratadin là thuốc gì, cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Rate this post