Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh: xu thế tuyển sinh mới
Từ năm 2015 đã có những trường được phép tuyển sinh theo hình thức kiểm tra đánh giá năng lực để xét tuyển, được áp dụng cho việc xét tuyển vào đại học, sau đó là xét tuyển vào lớp 10. Mới đây nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức cho phép xét tuyển vào lớp 6 bằng hình thức kiểm tra đánh giá năng lực. Những trường nào có lượng học sinh đăng ký xét tuyển vượt quá chỉ tiêu của trường sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc tuyển sinh qua hình thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra đánh giá năng lực.
Hình thức xét tuyển bằng kiểm tra đánh giá năng lực là hình thức đánh giá kết quả học tập không thông qua việc kiểm tra kiến thức làm trung tâm để xét tuyển. Việc kiểm tra đánh giá năng lực sẽ chú trọng tới khả năng vận dụng những sáng tạo trí thức ở trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Nói một cách ngắn gọn thì việc kiểm tra đánh giá năng lực là việc đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ và bối cảnh có ý nghĩa.
Trong năm học 2018-2019, một số các trường THCS đặc thù của Hà Nội sẽ được phép tuyển sinh bằng hình thức kiểm tra đánh giá năng lực thay vì xét tuyển truyền thống như mọi năm. Trong năm học này, Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm về việc kiểm tra đánh giá năng lực tại 7 trường THCS. Với phương thức kiểm tra đánh giá năng lực này, các học sinh sẽ phải lần lượt thực hiện 2 bài kiểm tra. Đó là bài kiểm tra đánh giá năng lực cho môn tiếng Anh gồm phần nghe và phần viết. Thời gian làm bài cho cả 2 phần thi là 60 phút. Với phương án kiểm tra đánh giá năng lực, mỗi học sinh sẽ thực hiện 2 bài kiểm tra tổ hợp là tổ hợp Khoa học tự nhiên và bài kiểm tra tổ hợp Khoa học xã hội.
Ngoài việc các trường THCS từ năm 2018 này có thể được phép kiểm tra đánh giá năng lực ra thì các trường THPT hoặc các trường Đại học, cao đẳng cũng đã rất nhiều trường áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá năng lực này để tuyển sinh. Năm 2015 là năm đầu tiên nước ta áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá năng lực kết hợp cùng với xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và xét tuyển học bạ để tuyển sinh. Một trong những trường đi đầu trong việc kiểm tra đánh giá năng lực để tuyển sinh là trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh. Để vào được trường, các thí sinh sẽ phải trải qua nhiều vòng thi và trong đó phần bài thi đánh giá năng lực đã chiếm tỉ trọng tới 40%. Điểm của kỳ thi THPT Quốc gia chiếm 50%, 10% còn lại là điểm xét tuyển học bạ.
Hình thức kiểm tra đánh giá năng lực có những điểm khác với đánh giá kiến thức như việc đánh giá kiến thức môn Toán học thì học sinh phải dùng kiến thức của mình để đưa ra đáp án và giải bài thi đó. Nhưng kiểm tra đánh giá năng lực thì học sinh sẽ phải vận dụng kiến thức của mình đã có để giải quyết những vấn đề cụ thể. Hiểu một cách đơn giản, đánh giá năng lực thì người được đánh giá là người sẽ tham gia vào quá trình đưa ra một bài toán để giải chứ không phải đơn thuần chỉ là người giải bài toán có sẵn.
Việc áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá năng lực cũng đồng thời nâng cao chất lượng thí sinh tham dự tuyển sinh, vừa đồng thời đảm bảo tính công bằng cho tất cả các học sinh tham gia thi tuyển. Chính những yếu tố kể trên đã thúc đẩy hình thức kiểm tra đánh giá năng lực trở thành một xu thế mới trong việc tuyển sinh vào các bậc THCS, THPT và Đại học
Cập nhật thông tin về kiểm tra đánh giá năng lực nhanh nhất xin vui lòng truy cập Tại đây